Vai trò Nhà_Hán

Người Trung Quốc coi thời gian trị vì của nhà Hán, kéo dài 400 năm, là một trong những giai đoạn vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc. Vì thế, đa phần người Trung Quốc ngày nay vẫn tự cho mình là "người Hán", để vinh danh dòng họ Lưu và Triều đại mà họ đã sáng lập ra.[cần dẫn nguồn]

Ở thời Hán, Trung Quốc chính thức trở thành một đất nước theo Khổng giáo và phát triển thịnh vượng: nông nghiệp, thủ công và thương mại tiến bộ và dân chúng đạt tới con số 50 triệu người. Trong lúc ấy, đế chế mở rộng ảnh hưởng văn hóa và chính trị của nó đến toàn bộ Việt Nam, Triều Tiên, Mông CổTrung Á trước khi nó sụp đổ vì cả sức ép bên trong và bên ngoài.

Giai đoạn đầu tiên trong hai giai đoạn của nhà Hán, được gọi là Tiền Hán (前漢) hay triều Tây Hán (西漢) 206 TCN–9 CN, đóng đô ở Trường An. Hậu Hán (後漢) hay triều Đông Hán (東漢) 25–220, đóng đô ở Lạc Dương. Việc quy ước thành Tây Hán và Đông Hán được sử dụng hiện nay để tránh nhầm lẫn với triều Hậu Hán của giai đoạn Ngũ Đại Thập Quốc mặc dù cách gọi tiền và hậu đã từng được sử dụng trong các văn bản lịch sử gồm cả cuốn Tư trị thông giám của Tư Mã Quang.

Trí thức, văn chương và nghệ thuật hồi sinh và phát triển ở thời nhà Hán. Giai đoạn Hán là thời của nhà sử học nổi tiếng nhất Trung Quốc, Tư Mã Thiên (145 – 87 TCN?), cuốn Sử ký Tư Mã Thiên của ông ghi chép biên niên sử chi tiết từ thời kỳ còn huyền thoại là nhà Hạ đến thời Vũ đế nhà Hán (141–87 TCN). Các tiến bộ kỹ thuật cũng ghi dấu ở thời kỳ này. Một trong những phát minh vĩ đại của Trung Quốc: giấy, đã ra đời từ thời Hán.

Cũng khá chính xác khi tuyên bố rằng hai đế chế cùng thời với nhau là nhà HánĐế quốc La Mã là hai siêu cường của thế giới. Nhiều phái bộ ngoại giao La Mã đến Trung Quốc và được ghi chép lại trong lịch sử, đầu tiên ở trong cuốn Hậu Hán Thư có ghi chép một phái đoàn La Mã tháp tùng 1 hoàng đế[5] tới kinh đô của nhà Hán lúc đó Lạc Dương năm 166 và được Hán Hoàn Đế tiếp đón.

Nhà Hán nổi tiếng vì khả năng quân sự. Đế chế này mở rộng về phía tây tới tận mép lưu vực Tarim (Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ngày nay), có thể đã kiểm soát được con đường vận chuyển ngang Trung Á. Những con đường này thường được gọi là "Con đường tơ lụa" vì nó được dùng để xuất khẩu tơ lụa của Trung Quốc. Các đội quân Trung Quốc cũng đã tấn công và sáp nhập nhiều vùng ở bắc Việt Nambắc Triều Tiên (Vệ Mãn Triều Tiên) ở khoảng gần cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Tuy nhiên, các vùng kiểm soát ngoại vi của nhà Hán nói chung là không chắc chắn. Để đảm bảo hoà bình với các lực lượng phi Hán ở các địa phương, triều đình Hán phát triển một "hệ thống chư hầu" lợi ích song phương. Các nước chư hầu phi Hán được phép giữ quyền tự trị với sự chấp nhận quyền lực tượng trưng của nhà Hán. Các mối quan hệ cống nạp được xác định và được tăng cường bằng những cuộc hôn nhân lẫn nhau ở tầng lớp cai trị và những trao đổi quà tặng và hàng hóa thường xuyên.